Hiểu được điều đó, chúng tôi đã tổng hợp các câu hỏi thường gặp khi tham gia vòng phỏng vấn tuyển dụng ở các công ty Nhật, cũng như ví dụ cụ thể về câu trả lời cụ thể. Hy vọng đây sẽ là thông tin tham khảo hữu ích để bạn có được buổi phỏng vấn thành công như mong muốn.
Tìm hiểu về quy trình phỏng vấn chung
Thông thường, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiến hành phỏng vấn theo quy trình như dưới đây. Chúng tôi sẽ đưa các gợi ý về câu trả lời để bạn có thể tham khảo và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của mình.
Câu hỏi 1: Tự giới thiệu/ PR về bản thân
Câu hỏi 2: Hỏi về lý do chuyển việc
Câu hỏi 3: Câu hỏi về động cơ ứng tuyển vào công ty
Câu hỏi 4: Câu hỏi về kinh nghiệm, thành tích và kỹ năng
Câu hỏi 5: Câu hỏi ngược (ứng viên hỏi nhà tuyển dụng)
Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị câu trả lời khi được hỏi về lý do đến Nhật Bản và trình độ tiếng Nhật của bạn.
Tự giới thiệu/ PR về bản thân
Câu hỏi 1: Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân. (自己紹介を簡潔にお願いします。)
Gợi ý câu trả lời: Tôi tên là 〇〇, 25 tuổi, đến từ Hàn Quốc, đã tốt nghiệp Đại học 〇〇. Tôi đã làm SE (kỹ sư hệ thống) tại một công ty thiết kế website được 2 năm ở Hàn Quốc và 3 năm ở Nhật Bản. Trong 2 năm gần đây, tôi làm việc với vai trò trưởng nhóm, quản lý và giám sát công việc của các thành viên khác. Tôi được cấp trên đánh giá là người nghiêm túc và ít sai sót trong công việc. Tôi mong muốn phát huy kinh nghiệm đã có và tham gia vào việc phát triển hệ thống website quản lý chất lượng của công ty, nên đã ứng tuyển vào vị trí này. Rất mong nhận được sự giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn.
〇〇(名前)と申します。現在25歳、韓国出身で、〇〇大学を卒業しました。韓国では2年間、日本では3年間、HP制作を行う会社でSEとして働いてまいりました。現在まで2年間、マネージャーとして他のスタッフの業務管理を行い、上司からは真面目でミスが少ないと評価されています。御社ではこれまでの経験を活かし、品質管理のウェブシステムに携わりたいと考え応募しました。よろしくお願いいたします。
Mấu chốt của câu trả lời: Đây là lúc bạn đưa ra những điểm mạnh của mình. Bạn cần truyền tải chính xác tên, tuổi, quốc tịch, học vấn, kinh nghiệm làm việc, tính cách và điểm mạnh của mình trong khoảng 1 phút. Nhân tiện, khi “tự quảng bá bản thân”, bạn nên nói về phẩm chất (tính cách), kỹ năng của mình và cách bạn thể hiện chúng trong công việc.
▶Bài viết liên quan: Bí quyết giới thiệu bản thân để gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn xin việc ở Nhật
Câu hỏi 2: Lý do bạn đến Nhật Bản là gì? (日本に来た理由を教えてください。)
Gợi ý câu trả lời: Ngay từ nhỏ, tôi đã được tiếp xúc với phần mềm trò chơi và phim truyền hình Nhật Bản; khi đó, tôi đã có suy nghĩ rằng một ngày nào đó tôi nhất định sẽ đến Nhật Bản, vì vậy tôi cũng đã học tiếng Nhật ở trường đại học. Tôi đã quyết định đến Nhật Bản vì tôi nghĩ rằng tôi có thể dễ dàng tìm được một công việc kỹ sư hệ thống tại đây.
小さいころから日本のゲームソフトやテレビドラマが身近にあり、いつかは日本に行ってみたいという気持ちがあったので、大学では日本語も学びました。SEという職種なら日本で就職しやすいと考え来日を決めました。
Câu hỏi 3: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? (長所と短所を教えてください。)
Gợi ý câu trả lời: Ưu điểm của tôi là tôi khá nghiêm túc, nhưng nhược điểm là tôi suy nghĩ quá nhiều. Trong công việc trước đây, tôi đã luôn kiểm tra đi kiểm tra lại mọi thứ để đảm bảo giao hàng đúng hạn và không có sai sót. Việc luôn suy nghĩ một cách thái quá chính là nhược điểm, nhưng nhờ đó mà tôi luôn cố gắng sắp xếp công việc trước thời hạn để không làm chậm tiến độ.
長所は真面目なこと、短所は考えすぎてしまうことです。前職でも納期を必ず守り、ミスが無いよう何重にもチェックをしていました。考えすぎてしまうところは短所ですが、行動に移るのが遅くならないよう、常に前倒しで仕事の段取りを組むようにしています。
Mấu chốt của câu trả lời: Hãy cho họ biết bạn đang làm gì để cải thiện điểm yếu của mình. Nói cách khác, hãy biến điểm yếu thành điểm mạnh của bạn. Bạn cần tránh những câu trả lời có thể bị coi là tiêu cực, chẳng hạn như thiếu sự hợp tác hoặc luôn chậm trễ.
Câu hỏi về lý do thay đổi công việc
Câu hỏi 4: Vui lòng cho chúng tôi biết lý do tại sao bạn muốn chuyển việc (hoặc lý do bạn nghỉ việc ở công ty trước). (転職を希望する理由(または過去に勤務した全ての会社の退職理由)を教えてください。)
Gợi ý câu trả lời: Trong công việc trước đây, tôi chỉ là người tiếp nhận yêu cầu công việc và làm việc dưới sự chỉ đạo của công ty mẹ. Tuy nhiên, tôi được biết nếu ở Quý công ty, tôi có thể nói chuyện với khách hàng để xác định thông số kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế hệ thống. Và đó cũng là điều tôi mong muốn, vậy nên tôi quyết định chuyển việc để xin vào làm tại Quý công ty. (Trường hợp ứng tuyển vị trí SE)
前職では下請けだったので、親会社からの指示のもと作業を行っていました。しかし御社ではお客様と会話してシステムの仕様を決めたり設計を行ったりするので、お客様の反応を直接知ることができる点に魅力を感じ、転職を希望しました。(SEの場合)
Mấu chốt của câu trả lời: Người phỏng vấn đang muốn kiểm tra xem bạn có thể bỏ việc vì những lý do tương tự hay không. Bạn không cần thiết phải nói dối, nhưng hãy cố gắng tránh những phát ngôn tiêu cực càng nhiều càng tốt, đặc biệt là không nên “nói xấu” công ty cũ. Thay vào đó, hãy cố gắng đưa ra những câu trả lời tích cực như muốn cải thiện kỹ năng của bản thân hoặc muốn có những thử thách mới.
Câu hỏi về động cơ ứng tuyển
Câu hỏi 5: Vui lòng cho chúng tôi biết động cơ ứng tuyển của bạn? (志望動機を教えてください。)
Gợi ý câu trả lời: Tôi thường được khen là khéo tay và tôi thích dành thời gian tập trung cho các hoạt động chế tạo, sản xuất. Chính vì vậy tôi đã làm việc trong ngành sản xuất được khoảng 5 năm nay. Theo tôi tìm hiểu, thì quý công ty đang sản xuất các sản phẩm hàng đầu trong ngành, và tôi sẽ được luân chuyển qua nhiều phòng ban để trải nghiệm nhiều công việc khác nhau. Trong công việc trước đây, tôi cũng đã từng tham gia vào công việc quản lý như quản lý nhân viên, quản lý hoạt động sản xuất nên tôi muốn tận dụng những kinh nghiệm này để học hỏi thêm các quy trình sản xuất, để có thể nâng cao khả năng của bản thân hơn nữa. Chính vì vậy, nên tôi quyết định ứng tuyển vào công ty. (Trường hợp ứng tuyển ngành sản xuất)
私は手先が器用だと言われることが多く、作業に集中する時間が好きで、これまで5年ほど製造業で働いてきました。御社では一流メーカーの製品を取り扱っていて、しかも複数部門をローテーションしてさまざまな作業を経験できます。前職ではスタッフ管理や生産管理など管理業務にも携わっていたため、これらの経験を活かしてさらに多くの作業工程を経験してステップアップしたいと考え、御社を志望いたしました。(製造業の場合)
Mấu chốt của câu trả lời: Bạn hãy khẳng định rằng mình có thể phát huy sự nhiệt tình, kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân. Đồng thời nêu lên những đặc trưng riêng của công ty tuyển dụng mà bạn cảm thấy mình phù hợp với những đặc trưng đó. Nếu động cơ ứng tuyển mang tính chung chung, không cụ thể, thì phía công ty tuyển dụng có thể nghĩ bạn đang sử dụng câu trả lời chung cho tất cả các công ty bạn ứng tuyển. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ nội dung trả lời sao cho phù hợp với đặc trưng của công ty và công việc bạn đang ứng tuyển.
Câu hỏi 6: Bạn muốn làm công việc cụ thể như thế nào tại công ty chúng tôi? (当社では具体的にどんな業務に携わってみたいですか?)
Gợi ý câu trả lời: Sau khi gia nhập công ty, tôi muốn được học thêm về các kỹ năng chăm sóc khách hàng, sự nhiệt tình, chu đáo, thái độ lịch sự, chân thành khi giao tiếp với khách hàng. Ngoài ra, tôi cũng muốn sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Việt để phục vụ du khách nước ngoài khi đến Nhật Bản. Một số khách hàng nước ngoài không hiểu rõ về món ăn nếu chỉ nhìn vào thực đơn, khi đó, tôi sẽ giải thích bằng cách đưa ra ví dụ về món ăn tương tự như ở Việt Nam. (Trường hợp ứng tuyển Ngành dịch vụ ăn uống/ khách sạn).
入社後は、お客様に対する貴社の細やかな心遣いを学び、丁寧で心のこもった接客をしたいです。また、母国語である中国語を活かして、訪日外国人のお客様への接客もしたいと考えています。メニューを見るだけではどのような料理か分からない外国人のお客様もいらっしゃるので、似ている中国料理の例を出して説明したいです。(飲食・接客業の場合)
Mấu chốt của câu trả lời: Thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có thể sử dụng các kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân.
Câu hỏi về kinh nghiệm, thành tích và kỹ năng
Câu hỏi 7: Bạn muốn có được kinh nghiệm và kỹ năng gì khi làm việc tại công ty chúng tôi? (当社でどのような経験、スキルを身につけたいですか?)
Gợi ý câu trả lời : Khách hàng của Quý công ty phần đông là nam giới làm việc tại văn phòng, nên tôi nghĩ tôi sẽ trau dồi được khả năng lắng nghe và đề xuất ý kiến, đưa lời khuyên, chẳng hạn như về địa điểm họ có thể lui tới, hoặc hình ảnh họ muốn xây dựng trong công việc,… Ngoài ra, tôi được biết Quý công ty thường phát triển nhiều sản phẩm mang tính đột phá như trang phục vest dành cho người làm việc từ xa, nên tôi muốn có thể đưa ra các đề xuất phù hợp với phong cách làm việc của khách hàng. (Trường hợp ứng tuyển ngành may mặc và dịch vụ)
御社のお客様はオフィスで働く男性が多いと思いますので、どんなお出掛け先が多いのか、お仕事上でどんなイメージを相手に与えたいのかといった、お客様の日常をヒアリングしご提案できるスキルを身につけたいと思います。また、御社ではテレワーク向けスーツなど画期的な商品を多く開発されていますので、お客様のワークスタイルに合ったご提案ができるようになりたいです。(アパレル・接客業の場合)
Mấu chốt của câu trả lời: Phải đưa ra những điểm độc đáo chỉ công ty đó có.
Câu hỏi 8: Tầm nhìn (Kế hoạch) của bạn sau 3 hoặc 5 năm tới là gì? (3年後、5年後のビジョンを教えてください。)
Gợi ý câu trả lời: Tôi muốn trở thành giám đốc dự án trong tương lai. Để đạt được điều đó, trước tiên tôi sẽ phải học hỏi những kiến thức cần thiết về việc phát triển hệ thống trong vai trò là một kỹ sư hệ thống. Sau 3 năm, tôi hy vọng sẽ có được những kỹ năng xử lý các yêu cầu của khách hàng. Và trong vòng 5 năm nữa, tôi muốn trở thành giám đốc dự án và có được các kỹ năng quản lý như quản lý tiến độ của toàn đội. (Trường hợp ứng tuyển vị trí SE)
将来的にプロジェクトマネージャーを目指しています。そのためにまずはシステムエンジニアとしてシステム開発に必要な知識を習得し、3年後には顧客の要望に応えられる能力を身に付けるつもりです。そして5年以内にプロジェクトリーダーになり、チーム全体の進捗管理など、マネジメント能力を身に付けたいと思います。(SEの場合)
Mấu chốt của câu trả lời: Công ty đặt câu hỏi này để xác định xem ứng viên có muốn làm việc lâu dài tại công ty hay không. Vì vậy, bạn hãy cho họ biết tầm nhìn cụ thể có thể thành hiện thực tại công ty bạn đang phỏng vấn để cho thấy rằng bạn có dự định làm việc và gắn bó lâu dài tại đây. Hãy cho họ thấy bạn là người cầu tiến.
Câu hỏi 9: Bạn đã làm thế nào để hoàn thành những mục tiêu mà công ty đề ra? (会社から与えられていた目標はどのようなものでしたか?)
Gợi ý câu trả lời: Công ty đã đặt ra chỉ tiêu về số lượng khách hàng hàng tháng, chẳng hạn như phải có được doanh thu từ 80 khách hàng mỗi tháng. Vì vậy, tôi đã đặt mục tiêu cụ thể cho mỗi ngày làm việc trong tuần, tức là phải có được 4 khách hàng một ngày. Để có thể đạt được mục tiêu đó tôi đã lập ra chỉ tiêu riêng cho mình là phải có được tối thiểu 10 khách hàng/ngày. (Trường hợp ứng tuyển ngành may mặc và dịch vụ).
会社からは月の売り上げ目標80客など、月ごとの目標客数が決められていました。そこで私は1日4客という、週5日の勤務日ごとの具体的な目標を決め、1日4客の買い上げに繋げるために目標接客数を10客として勤務しました。(アパレル・接客業の場合)
Câu hỏi 10: Tại công ty cũ bạn đã làm việc trong nhóm có bao nhiêu người? Vai trò của bạn khi đó là gì? (自社内では何人のメンバーと仕事をしていましたか?その中であなたの役割は何でしたか。)
Gợi ý câu trả lời: Tôi đã làm trưởng nhóm một dự án nhỏ khoảng 3 người. Bản thân tôi vừa quản lý tiến độ dự án vừa giao tiếp với các thành viên trong khi vẫn trực tiếp làm mọi thứ từ thiết kế chi tiết đến lập trình. (Trường hợp ứng tuyển vị trí SE)
3名ほどの小規模のプロジェクトチームのリーダーを経験しました。私自身も詳細設計からプログラミングまで手がけつつ、メンバーとコミュニケーションを取りながらプロジェクトのスケジュールを管理しました。(SEの場合)
Câu hỏi 11: Vui lòng cho chúng tôi biết về thành công lớn nhất trong công việc của bạn từ trước đến nay. (経歴の中で、最も成長できたと感じることについて詳しく教えてください。)
Gợi ý câu trả lời: Tổng đài hỗ trợ khách hàng của công ty phần mềm máy tính luôn nhận được nhiều yêu cầu mỗi ngày và người dùng phàn nàn rằng họ rất khó kết nối điện thoại với tổng đài. Do đó, chúng tôi đã tìm hiểu những nội dung mà người dùng thường thắc mắc và đăng nó lên website, nhờ đó tỷ lệ nhận cuộc gọi hỏi đáp đã tăng lên tới 30%. Từ kinh nghiệm này, tôi nghĩ rằng chúng ta không nên chỉ tập trung vào việc hoàn thành công việc và chỉ tiêu mà còn phải luôn cố gắng để cải tiến công việc theo hướng tích cực hơn nữa. (Trường hợp ứng tuyển vào Trung tâm khách hàng, tổng đài hỗ trợ khách hàng)
パソコンソフトのコールセンターは日々問い合わせが多く、ユーザーからはなかなか電話がつながらないという苦情が上がっていました。そこで問い合わせの多い内容を周囲にヒアリングしてWebサイトに掲載したところ、問い合わせの受電率を30%もアップすることができました。この経験から、業務をこなすだけでなくどう改善できるかの視点を持つ大切さを学びました。(コールセンター・接客業の場合)
Câu hỏi 12: Vui lòng cho chúng tôi biết thành tựu lớn nhất trong công việc của bạn từ trước đến nay và bạn đã nỗ lực như thế nào để đạt được nó. (これまでで最も大きな成果を得た出来事と、その成果の為にどのような努力をしたのかを教えてください。)
Gợi ý câu trả lời: Đó là việc tôi có thể tiếp tục giao dịch lại với những khách hàng đã ngừng hợp tác trong 3 năm do các vấn đề phát sinh trong quá khứ. Tôi đã kiên nhẫn sửa chữa mối quan hệ bằng cách gửi thông tin sản phẩm mới qua e-mail mỗi tuần một lần. Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn về thời hạn giao hàng, tôi đã gửi nội dung buổi trao đổi hôm đó qua email ngay sau cuộc họp. Sau đó, các giao dịch đã quay trở lại. (Trường hợp ứng tuyển vị trí bán hàng)
過去にトラブルがあって3年間お取引が途絶えていたお客さまと取引を再開できたことです。週1回ずつメールで新商品の情報をご提案するなど、地道に関係を修復していきました。また、納期に関して誤解がないよう、打合せ後すぐにメールでその日の打合せ内容をお送りするようにしました。その後は継続してお取引いただけるようになりました。(営業職の場合)
Câu hỏi 13: Điều mà bạn cảm thấy khó khăn, vất vả nhất trong công việc từ trước đến nay? Bạn đã vượt qua nó như thế nào? (これまでの業務で苦労した点はどこですか?それをどのように克服しましたか?)
Gợi ý câu trả lời: Khi tôi mới vào công ty trước đây, việc bàn giao công việc từ người cũ đã không diễn ra suôn sẻ, và đo đó tôi đã mất liên lạc với một số khách hàng cũ. Tôi nghĩ nguyên nhân chủ yếu là do người phụ trách trước đó đã không bàn giao kỹ công việc cho người tiếp quản sau những thông tin về khách hàng như sở thích và mức độ yêu cầu của khách. Rút kinh nghiệm từ đó, sau này, tôi luôn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ về những điều cần lưu ý cũng như tính cách của từng công ty đối tác hay đối tượng khách hàng và chuyển giao cho người phụ trách tiếp theo. (Trường hợp ứng tuyển vị trí bán hàng)
私の異動の際に、同僚への引き継ぎがうまくいかず、私が担当していたお客様とのお取引がなくなってしまったことです。先方の担当者の好みや先方の会社が求めるレベルをきちんと次の担当者に引き継げていなかったことが要因だったと思っています。その後は担当企業ごと、担当者ごとの性格や注意点を資料化し、次の担当者へ渡しています。(営業職の場合)
Câu hỏi 14: Đâu là điểm hạn chế của bạn? (ご自身の苦手な事はなんですか?)
Gợi ý câu trả lời: Tôi vốn dĩ không giỏi nói chuyện trước nhiều người, và tôi thường rất lo lắng mỗi khi phải phát biểu trước đam đông. Vì vậy, khi phải thuyết trình trước đông người, tôi cố gắng chuẩn bị và tập đi tập lại nhiều lần.
私はもともと大勢の前で話をすることが苦手で、すぐに緊張してしまいます。ですから大勢の前でプレゼンする際は、事前準備や練習を何度も何度も行うようにしています。
Mấu chốt của câu trả lời: Ngay cả khi bạn không giỏi điều gì đó, nhưng bạn vẫn có thể tạo ấn tượng tốt bằng cách khẳng định mình đang cố gắng hoàn thiện nó bằng những nỗ lực của bản thân, để nó không gây ảnh hưởng cho công việc. Hãy cố gắng sử dụng những từ ngữ tích cực càng nhiều càng tốt để thể hiện tính cầu tiến của bản thân.
Câu hỏi về điều kiện làm việc
Câu hỏi 15: Bạn muốn làm việc ở đâu? (勤務地の希望はありますか?)
Gợi ý câu trả lời: Tôi muốn làm việc ở khu vực thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, tôi biết quý công ty hiện có 6 cơ sở trên toàn quốc nên trong trường hợp được yêu cầu chuyển địa điểm làm việc tôi cũng sẽ cân nhắc.
首都圏勤務を希望します。ただ、御社は全国6拠点で展開されていますので拠点間の転勤があるのであれば前向きに考えたいと思います。
Câu hỏi 16: Thu nhập trung bình năm mong muốn của bạn là bao nhiêu? (希望の年収はどれくらいですか?)
Gợi ý câu trả lời: Thu nhập năm của công việc trước của tôi là ○○ yên, vì vậy tôi muốn nhận được mức lương cao hơn, tuy nhiên, tôi vẫn sẽ tuân theo các quy định của Quý công ty.
前職の年収は○○円でしたので、それよりも高い年収を希望しますが、御社の規定に従います。
Lưu ý đối với câu hỏi 15, 16: Bạn không cần phải nói dối, nhưng đừng đưa ra điều kiện quá cao. Khi chuyển việc, nếu bạn đưa yêu cầu cao quá, phía nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không thực sự mong muốn làm việc tại công ty. Vì vậy, để tránh điều này, bạn có thể xác nhận lại các yêu cầu của mình sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển.
Câu hỏi 17: Bạn có thể làm thêm giờ hay không? (残業はできますか?)
Gợi ý câu trả lời: Tôi có thể. Tôi vẫn đang làm thêm khoảng 40 giờ mỗi tháng tại công ty hiện tại. Tôi dự đoán là thời gian làm thêm sẽ tăng trong mùa bận rộn. Tôi muốn xem lại quy trình làm việc và các công việc ưu tiên để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả mà không phải làm thêm giờ.
はい。今の仕事でも残業は毎月40時間程度しています。繁忙期に残業が増えるのは想定しています。残業しなくても効率的に業務を終えられるよう、業務フローや優先順位を見直していきたいと思います。
Câu hỏi 18: Bạn coi trọng điều gì khi lựa chọn công ty? (会社選びで重視していることを教えて下さい。)
Gợi ý câu trả lời: Chủ cửa hàng thường là người có nhiều quyền quyết định, và tôi luôn quan tâm xem liệu công ty (cửa hàng) có giao phó toàn bộ quyền quyết định đó cho chủ cửa hàng hay không. Trong công việc trước đây, tôi đã tham gia vào công việc bán hàng, kiểm kê và quản lý nhân viên với tư cách là chủ cửa hàng, đồng thời đưa ra các kế hoạch mới như phát triển thực đơn của riêng nhà hàng để thu hút thêm nhiều khách. Quý công ty hiện đang mở nhiều cửa hàng mới và tôi muốn đóng góp bằng cách tận dụng kinh nghiệm làm việc trước đây của mình. (Trường hợp ứng tuyển ngành dịch vụ ăn uống/ khách sạn)
店長の裁量が大きく、店舗づくりを任せていただける社風かどうかを重視しています。前職では店長として売り上げや在庫、スタッフ管理に携わり、オリジナルメニューの開発など新しい企画を立ち上げて集客率を上げました。貴社は現在多くの新店舗を展開しており、私も前職の経験を活かして貢献したいと思っています。(飲食・接客業の場合)
Câu hỏi về trình độ tiếng Nhật và các ngoại ngữ khác
Câu hỏi 19: Trình độ tiếng Nhật của bạn ở mức nào? (日本語能力はどのくらいですか。)
Gợi ý câu trả lời: Tôi đã có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT N2. Trước đây, khi mới sang Nhật tôi làm trong ngành sản xuất, và tôi đã mua một cuốn sách từ vựng tổng hợp từ thường được sử dụng trong ngành sản xuất để luyện tập. Trong thời gian giải lao, tôi thường xuyên nói chuyện với đồng nghiệp ở nơi làm việc, nên một năm sau đó, tôi không chỉ thành thạo trong giao tiếp hàng ngày mà còn hiểu rõ tất cả các từ tiếng Nhật chuyên ngành sử dụng trong công việc. (Trường hợp ứng tuyển ngành sản xuất)
日本語能力試験(JLPT)ではN2でした。前職が日本で初めて就職した製造業だったのですが、製造業でよく使われる単語を集めた単語帳を購入し練習しました。休憩時間には職場の同僚と積極的に会話していたので、一年後には日常会話はもちろん、仕事で使う専門的な日本語も全て分かるようになりました。(製造業の場合)
Mấu chốt của câu trả lời: Bạn nên cho nhà tuyển dụng biết kết quả bạn đạt được nếu đã thi JLPT, cũng như khả năng hội thoại và đọc hiểu của bạn. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc bằng tiếng Nhật với đồng nghiệp hay khách hàng người Nhật, hãy giới thiệu rằng bạn có thể sử dụng tiếng Nhật trong công việc.
Câu hỏi 20: Trình độ ngoại ngữ khác của bạn như thế nào? (その他の言語レベルはどのくらいですか。)
Gợi ý câu trả lời: Sau khi tốt nghiệp đại học ở Hàn Quốc tôi vào làm việc cho một công ty công nghệ thông tin. Vì vậy, tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Hàn, và tôi có thể sử dụng tốt trong công việc. Ngoài ra, tôi đã học tiếng Anh ở trường đại học và điểm TOEIC của tôi là 〇〇.
A20. 韓国で大学を卒業し、IT企業で働いていたので、母国語である韓国語はビジネスで通用するレベルです。また、大学では英語を学んでおり、TOEICは〇〇点です。
Câu hỏi ngược (câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng)
Câu hỏi 21: Bạn có câu hỏi nào về công việc hay công ty chúng tôi không? (当社や業務に関して質問はありますか。)
Gợi ý câu trả lời: Trên trang web của công ty có đề cập rằng “có chế độ đào tạo nhân viên”. Tôi muốn biết chính sách đào tạo cụ thể là như thế nào?
HPには、”教育体制が整っている”と記載がありますが、具体的にどのような教育制度がありますか。
Mấu chốt của câu trả lời: Nếu bạn hỏi về các nội dung đã ghi trong thông báo tuyển dụng hoặc thông tin có trên trang web của công ty, hay nội dung công việc sau khi vào làm việc, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Họ sẽ nghĩ rằng “ứng viên này thực sự rất thích công ty mình”, hoặc “Ứng viên này muốn cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định vì họ không muốn hối hận sau khi vào làm tại công ty”. Với câu hỏi này, tốt nhất bạn hãy tìm hiểu thật kỹ những công ty liên quan đến vị trị ứng tuyển của mình hoặc thông tin về công ty bạn ứng tuyển để đặt câu hỏi phù hợp nhé.
▶Tổng hợp các bài viết về phỏng vấn xin việc ở Nhật:
Những cụm từ tiếng Nhật thường xuyên được sử dụng trong buổi phỏng vấn và trong công việc
Những lý do khiến bạn thất bại khi phỏng vấn trực tuyến ở Nhật (và bí quyết để phỏng vấn thành công!)
Những lưu ý để có buổi phỏng vấn thành công tại công ty Nhật Bản
Lời kết
Tùy theo độ tuổi hay ngành nghề ứng tuyển, mỗi ứng viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng sẽ có câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi. Với các câu hỏi và gợi ý câu trả lời được đưa ra trong bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tham khảo để có thể đưa ra một câu trả lời phù hợp và thuyết phục cho trường hợp của bản thân. Và sau khi chuẩn bị xong câu trả lời hãy luyện tập trước để có một buổi phỏng vấn thành công nhé!
Nếu bạn đang có nhu cầu chuyển việc tại Nhật Bản, bạn có thể truy cập vào trang web tsunagu Local Jobs! Tại đây có rất nhiều công việc chính thức dành cho người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật, và nhiều vị trí tuyển dụng với mức lương hấp dẫn. Hãy đăng ký tài khoản trên trang web để bắt đầu hành trình tìm kiếm công việc mơ ước của bạn nhé!
Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố