Nghi thức cầu nguyện ở đền và chùa tại Nhật Bản có gì khác nhau?

Trong danh sách những việc cần làm của hầu hết những người nước ngoài khi đặt chân đến Nhật Bản chắc chắn đều sẽ có việc viếng thăm một trong những ngôi chùa hay ngôi đền có lịch sử lâu đời và phong cảnh tuyệt đẹp ở xứ sở Phù Tang. Với hơn 155.000 sự lựa chọn trên khắp nước Nhật, việc lựa chọn điểm đến dường như dễ dàng hơn nhiều so với việc chỉ ra những điều cần làm khi bạn đến đó. Bài viết này sẽ giới thiệu những điểm khác biệt chính giữa đền và chùa ở Nhật Bản cũng như giải thích nghi thức cầu nguyện ở từng nơi.

Đền thờ Thần đạo là gì?

đền thờ tại Nhật

Đền thờ Thần đạo là nơi thờ phụng của đạo Shinto, tôn giáo nguyên thủy ở Nhật Bản. Có khoảng hơn 80.000 ngôi đền trên khắp cả nước, nhiều hơn so với con số khoảng 75.000 ngôi chùa.

Trong tín ngưỡng đạo Shinto, có rất nhiều vị thần, hầu hết là các vị thần tự nhiên. Do vậy không có gì lạ khi bạn bắt gặp rất nhiều nơi thờ các vị thần sông, thần núi, thần cây và nhiều vị thần khác nữa. Chính bởi vậy, những ngôi đền thường được đặt ở những vị trí giữa thiên nhiên, gần sông núi. Bạn có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của những cánh cổng torii ở cửa đền thường được sơn màu cam hoặc đỏ tươi. Những cánh cổng này tượng trưng cho ranh giới giữa thế giới tâm linh và thế giới thực tại.

Chùa là gì?

chùa tại Nhật

Không giống như những ngôi đền thờ Thần đạo, những ngôi chùa bắt nguồn từ Trung Quốc và Ấn Độ trước khi du nhập vào Nhật Bản. Đây là nơi để thực hành tín ngưỡng Phật giáo và đôi khi cũng là nơi để chôn cất người đã mất.

Nếu các ngôi đền thờ Thần đạo được xác định bởi những chiếc cổng torii đơn giản thì cổng các ngôi chùa thường là những kiến trúc bằng gỗ đồ sộ với mái dốc và được chạm khắc công phu. Ở mặt khác của những cánh cổng này, bạn cũng có thể cảm thấy được các vị hộ pháp có tên thần Nio đang chào đón. Đây là những vị thần bảo vệ ngôi chùa khỏi linh hồn quỷ dữ. Cuối cùng, vì các ngôi chùa là nơi để thực hành tín ngưỡng Phật giáo, để du khách cùng các Phật tử chiêm bái và lạy lễ Phật nên ở các ngôi chùa luôn có ít nhất một tượng Phật.

Vậy bạn nên đến thăm quan nơi nào?

cô gái thăm quan đền thờ

Mặc dù đạo Shinto là tôn giáo nguyên thủy của Nhật Bản nhưng người Nhật Bản có xu hướng đến cả đền thần xã và chùa luân phiên nhau để cầu nguyện và lễ bái. Mặc dù cả hai nơi đều mang trong mình những giá trị và những vẻ đẹp kiến trúc độc đáo riêng nhưng nếu bạn dự định đi cầu nguyện, hãy lưu ý rằng mỗi nơi lại phục vụ cho những mục đích cầu nguyện hơi khác nhau một chút.

Trong khi những ngôi đền thờ Thần đạo chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới tự nhiên, các vị thần thường giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống và thế giới vật chất. Do vậy, bạn sẽ hay bắt gặp những sự kiện như đám cưới hay những ngày lễ chào đón tuổi mới được tổ chức ở đền thờ Thần đạo. Nếu bạn muốn cầu nguyện cho một cuộc sống hạnh phúc, sức khỏe và may mắn trong buổi phóng vấn công việc hay bất cứ điều gì tương tự như vậy, đền thờ Thần đạo là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Mặt khác, những ngôi chùa tập trung sự ưu tiên vào những vấn đề liên quan đến tinh thần cũng như cuộc sống ở một thế giới khác sau khi con người mất đi. Ở đây, người ta thường cầu nguyện cho những thành viên đã khuất trong gia đình và tổ chức lễ tưởng niệm cho những người đã mất.

Nghi thức cầu nguyện ở đền thờ Thần đạo như thế nào?

du khách cầu nguyện

Trước khi cầu nguyện ở một ngôi đền thần xã, bạn nên ghi nhớ một vài quy tắc đơn giản sau:

  • Trước khi bạn đi qua cánh cổng torii ở lối vào, hãy dừng lại và cúi đầu trước biển chỉ dẫn của ngôi đền để thể hiện sự kính trọng.
  • Khi bạn đã bước vào và đang ở trên lối đi bộ vào đến, hãy lưu ý đi ở đường bên cạnh. Theo quan niệm của đạo Shinto, lối giữa con đừng chỉ dành cho những vị thần. Hầu như sẽ chẳng ai nói gì nếu bạn lỡ đi vào con giữa đâu nhưng hãy cố gắng đi vào đường bên để thể hiện sự lịch sự và thành kính.
  • Điểm dừng chân đầu tiên của bạn trên con đường là bể chứa nước có tên gọi là “choyuza”. Ở đây, khách đến tham quan sẽ rửa tay sạch sẽ và súc miệng để làm sạch cơ thể và tâm hồn trước khi bước vào đền. Để thanh lọc đúng cách ở choyuza, bạn hãy lấy một gáo nước bằng tay phải, múc đầy nước và dùng một chút nước để rửa tay trái của bạn. Sau đó, lặp lại quá trình trên bằng cách cầm gáo bằng tay trái và rửa tay phải. Cuối cùng, dội một chút nước vào tay trái của bạn và dùng chỗ nước đó để rửa miệng bạn. Hãy đảm bảo nhổ nước đi vào rãnh nước phía dưới thấp hơn bể nước. Khi bạn hoàn thành công việc, hãy để thẳng chiếc gáo bằng tay phải làm sao cho phần nước còn lại trong gáo chảy qua tay cầm để làm sạch chiếc gáo trước khi đặt nó trở lại giá để.
  • Khi đến gần đền, hãy cúi đầu một lần nữa
  • Khi bạn đứng đối diện trước hòm quyên tiền, hãy thả một vài đồng xu vào những khe ở mặt trên, Đừng lo lắng, số tiền bạn đặt vào không ảnh hưởng đến mức độ linh ứng của lời cầu nguyện của bạn. Hầu hết mọi người thường ném vào từ 10 đến 50 yên.
  • Bạn cũng có thể tìm thấy một chiếc chuông thả một dây thừng lớn treo phía trên hòm quyên tiền. Nếu thấy, bạn hãy rung chuông một hoặc hai lần nhằm gây sự chú ý của những vị thần.
  • Trước khi cầu nguyện, hãy cúi đầu thành kính hai lần, sau đó vỗ tay hai lần.
  • Giữ nguyên đôi bàn tay chắp trước mặt và bạn hãy cầu nguyện các vị thần những mong muốn của mình.
  • Khi bạn kết thúc, hãy cúi đầu hành lễ một lần nữa.
  • Khi bạn rời đi, trước khi bước qua cánh cổng torri, hãy vòng lại và cúi đầu một lần nữa trước biển chỉ dẫn của ngôi đền.

Nghi thức cầu nguyện ở chùa như thế nào?

đốt nhang tại chùa

Nhìn bề ngoài, những nghi thức cầu nguyện ở chùa cũng tương tự như nghi lễ ở đền, tuy nhiên có một vài điểm khác biệt quan trọng cần lưu ý.

  • Rất giống như những hướng dẫn cầu dành cho đền thờ phía trên, bạn hãy dừng lại trước cổng chùa trước khi bước vào và cúi đầu hành lễ thể hiện lòng thành kính. Khi bạn đi qua cổng, hãy luôn đi ở đường bên cạnh lối đi.
  • Cũng giống như ở đền, điểm dừng chân đầu tiên của bạn sẽ là bể nước choyuza để làm sạch cơ thể và tâm hồn.
  • Không giống như đền thờ Thần đạo, rất nhiều ngôi chùa đặt một lư hương to ở trước cổng vào chùa. Ở một số nơi, bạn có thể mua hương để tự đốt nhưng nếu không, đơn giản hãy để mùi hương khói bay đến gần bạn như một hành động để thanh lọc cơ thể và tâm hồn.
  • Khi bạn đứng trước hòm quyên tiền, hãy cúi đầu và thả bất kỳ một đồng xu nào vào.
  • Cúi đầu hành lễ một lần nữa, chắp tay trước ngực (Không vỗ tay!) và cầu nguyện tới Đức Phật.
  • Khi cầu nguyện xong, hãy cúi đầu hành lễ lần cuối cùng.
  • Khi bạn bước ra khỏi sân chính, hãy cúi đầu một lần nữa trước bảng chỉ dẫn của chùa.

Lời kết

Một chuyến viếng thăm một ngôi đền hay một ngôi chùa là một trải nghiệm tinh tế của Nhật Bản và là một việc bạn nhất định nên làm trong kỳ nghỉ của mình ở Nhật Bản. Những nghi lễ cầu nguyện chuẩn chỉnh được đề cập ở trên dường như có vẻ quá nhiều để ghi nhớ, nhưng nếu bạn gặp khó khăn, hãy chú ý quan sát những người xung quanh và bắt chước theo họ là được. Chỉ cần bạn thành kính viếng thăm sẽ không ai để ý đến việc nếu bạn quên một hay hai bước trong nghi thức đâu!

Nếu bạn muốn gửi phản hồi về bài viết, hay có ý tưởng muốn chia sẻ hoặc câu hỏi liên quan đến Nhật Bản, vui lòng chia sẻ trên trang Facebook của chúng tôi!

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Title Image: Daniela Constantinescu / Shutterstock

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

0 Shares: